Monday, January 7, 2019

CHIA SẺ CỦA ANH VIỆT CURRENCY ?


NHỮNG CHIA SẺ CỦA ANH VIỆT CURRENCY TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM TRONG GIAO DỊCH TÀI CHÍNH - PHẦN 04



Khi mà nhà đầu tư lớn rút hết tiền ra, chỉ còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ thôi thì lúc đó thì trường sẽ down hả anh VC. Điều này có giống với việc xác định dòng tiền ra vào trong CK để xác định lúc nào nên rút ra khỏi thị trường.
   Ở các thị trường khác thường là thế. Ở VN thì tôi không biết rỏ vì các chỉ số đo lường thị trường dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau, mà các thứ đó lại không có trong data của TTCKVN. Thí dụ, như các stocks lên trong ngày, các stocks xuống trong này. Hay là tổng số lượng volume lên so với số lượng volume xuống v.vv.. Thành ra, khó mà xài các chỉ số momentum thông dụng để đo VNI. Theo tôi nghĩ thì chỉ có thể xài các phương thức khác, như là formations để tiên đoán. Xài mấy cái đó cũng không chính xác nhiều. Điểm hiện tại chỉ có thể là canh chừng và dò la mỗi ngày thôi. Tôi đã thấy rất nhiều divergence trong VNI và cũng có phân tích nhiều về nó rồi, nhưng nó cũng chưa thấy gì là có vẽ muốn rớt cả. Người đầu tư ở VN hình như vẫn còn mua vào bất chấp gì cả. Trong những trường hợp này anh chỉ nên ngồi và canh thôi, không làm được gì hơn.


MACD có thể dùng để đo sức mạnh của trend giống ADX ko? Ví dụ như MACD cross zeroline và tăng mạnh có thể coi là điểm bắt đầu của 1 trend mới ko, hay MACD > 0 nhiều có thể coi là trend đang mạnh ko?

   Anh có thể coi nó giống giống như là ADX, NHƯNG không thể xài nó để thế ADX vì MACD thật ra là một MOMENTUM indicator. Momentum indicator thường đi TRƯỚC GIÁ. Đó là tại sao traders rất thích xài nó để tiên đoán giá. Còn ADX thì khác. Nó là một chỉ số phản ảnh trực tiếp vào giá, chứ không tiên đoán về sức mạnh của giá. Khi giá đạt đến một mức nào đó, người ta muốn biết hiện thời trend của giá MẠNH hay yếu thì người ta xài ADX. Và xài nó rất đơn giản bằng cách coi giá trị nó hiện thời là bao nhiêu. Nếu ADX >/= 20 thì trend coi như là mạnh. Trong khi đó, cách xài MACD thì lại đi kiếm divergence giữa giá và momentum để tiên đoán hướng đi sắp tới của giá.



Còn 1 cái nữa em muốn hỏi anh là về hidden divergence, theo hidden divergence thì indicator make lower low và price make higher low thì price sẽ tiếp tục hướng đi hiện tại. Mà nếu price make higher low và indicator cũng thế thì có phải giá cũng sẽ tiếp tục đi lên? Nếu thế thì price cứ make higher low thì kiểu gì nó cũng lên tiếp ạ? Nên em ko hiểu tác dụng của hidden divergence.
   Lý thuyết của divergence trong momentum là giá LUÔN ĐI THEO momentum. Momentum là lực. Trong cái thí dụ anh hỏi phía trên thì nếu giá make a higher low, nhưng momentun thì không đi lên song song với giá. Đó có nghĩa là giá vẫn chưa mạnh. Cái higher low đó chưa chắc sẽ giữ. Ngược lại, giá vẫn còn đi xuống tạo ra lower lows, nhưng momentum đã bắt đầu đi ngang hay có thể trồi lên chút xíu thì đó là dấu hiệu một bottom sắp thành hình. Giá tuy có xuống những sẽ không đi xuống nhiều như trước vì momentum đã xoay chiều. Cái đó gọi là positive divergence.
Wave 5 thường là wave chót của một trend. Trend đó có thể là up hay down. Nếu là down trend thì wave 5 thường là một điểm low của trend này. Wave này thường ngắn hơn wave 3 (wave chính), nhưng thấp hơn. Nếu là stock thì trong wave này tuy là nó set a new low, or a lower low, nhưng volume khá thấp. Về thời gian thì wave này cũng là một trong những wave ngắn nhất vì sellers cũng không còn sức để sell nữa. Còn up trend thì ngược lại. Trong một up trend thì nó là wave set a new high, hay là rất gần đến a new high. Tuy nhiên, volume thì không mạnh; các chỉ số momentum gần như hết còn xác định sức mạnh của up trend nổi. Các chỉ số này phần đông là đi ngang, hay có thể có divergence.


Theo em biết thì có 2 loại divergence là regular divergence và hidden divergence. Regular Diver - trend sẽ đảo chiều còn Hidden Diver thì trend continue.Price make higher low và indicator make lower low là bullish hidden diver nên theo lý thuyết thì giá có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi lên chứ ạ?
   Theo tôi thấy thì hidden divergence rất khó định. Thứ nhất khi xài divergence thì người kiếm sự khác biệt trong hướng đi, nhưng hidden thì lại không. Các momentum indicators cứ tự đi theo hướng củ. Điểm phân biệt giữa nó và regular divergence là GIÁ. Trong trường hợp này, giá không quay đầu để đi theo hướng đi của momentum indicator, mà lại tiếp tục đi theo hướng nó, hay là tạo thành một double bottom v.v.vv. Điểm chính là nó vẫn giữ nguyên hướng đi. Cái khó là chỗ này. Nếu giá vẫn giữ nguyên hướng đi cho dù momentum đã break down thì cái gì sẽ giúp anh xác định hiện trạng của giá? Người ta gọi là hidden divergence khi thấy giá vẫn tiếp tục đi, và momentum thì set a new low. Như thế có nghĩa là momentun không có hiệu nghiệm trong việc tiên đoán sức mạnh và hướng đi của giá. Như thế thì xài nó làm chi? Cho nên cái mà technicians gọi là hidden divergence thật ra cũng rất khó xài trong phương hướng dò la sức mạnh của giá và của trend. Chính vì thế tôi rất ít khi xài nó. Trend khi đã in motion và chịu đi thì nên dùng các chỉ số nào khác để dò la về sức mạnh của nó, thay vì đi kiếm hidden divergence để xác định. Đó là ý nghĩ của tôi. Anh em nào đã xài cái này thành công có thể chia sẽ thêm.Price-based indicators cái nào cũng thế. Nó thường là lag (chậm) sau giá. Cho nên cách dò la đầu tiên không phải là xài mấy cái này, mà là xài candlestick để kiếm formation. Khi có formation rồi thì mới xác định các formation đó qua những chỉ số TA indicators.



Thời gian hình thành để xác định 1 Wave 5 thường là bao lâu?
   Cái đó không biết được, vì đó là câu hỏi về thời gian. Elliot Wave là môn học của giá, chứ không phải của thời gian. Muốn trả lời câu hỏi này thì nên xài môn học cycle analysis. Môn học này là đỉnh tối cao của TA, và rất ít ai đoán trúng. Nếu có trúng thì chính xác lắm, nhưng mà 95% là trật. Nếu bạn muốn học thì google trên Internet mà kiếm tựa đề:

   Cycle Analysis.
Vì thế khi wave 5 đi qua một cái thrust bình thuờng (đây có nghĩa là thời gian của wave này dài hơn bình thuờng), thì đó là dấu hiệu của một cái wave kéo dài (protracted wave) sẽ thành hình. Những đợt nhảy bất chợt sau những hình tam giác này(Post = sau; advancing = đi lên; impulse = bất chợt) ở một độ cao hơn độ cao trung bình (intermediate) trong thị truờng commodities thuờng là những đợt sóng dài nhất trong chuổi dây chuyền (sequence)....


Nếu nhìn vào đường Wave 5 và sự lạc quan của các nhà đầu tư tại VN thì theo anh VC đây có thể là 1 mặt bằng giá mới cho sự tăng trưởng lâu dài không?
   Lạc quan của nhà đầu tư, hay là lạc quan của các con "chiên" trong thị trường? VN là một long term play. Nếu bạn thật sự tin vào kinh tế VN thì bạn nên ôm stocks của nó ít gì cũng 5, 10 năm nữa. Còn chuyện hiện tại thì volatility sẽ tăng, và khi nó tăng thì bao nhiêu người đầu tư "lạc quan" hôm nay sẽ dám nằm yên tử thủ? Tôi không nghĩ sẽ có nhiều người làm như thế khi VN market giao động.
   Còn về wave 5 là một mặt phẳng mới thì cái đó khó xảy ra. Tại vì, VNI đang trên đà đi lên, và wave 5 thường là dấu hiệu của một trend (up/down) đến hồi kết thúc. Cho nên nếu bạn đoán hiện tại chỉ số VNI đang ở gia đoạn wave 5 thì hướng đi sắp tới sẽ là đi xuống, chứ không phải là một mặt phẳng.


Hôm nay có tin gì mà Market giao động mạnh vậy các anh?
   TA có câu: Selling begets sellings. Có nghĩa là khi momentum kicks in là người ta sẽ sell/buy rất mạnh. Đó là tại sao hôm trước tôi có nói với anh đây là một FALLING KNIFE. Và cái hôm mà market rớt mạnh buổi đầu tiên, đó là tín hiệu của một asset allocation bắt đầu cho các big players. Ngoài ra, tôi cũng có nói anh đừng vội nghe mấy lời phát biểu vớ vẫn của các nhân vật của chính phủ. Điển hình là mấy hôm nay anh thấy Bernanke và các nhân vật tên tuổi liên tiếp lên trấn an thiên hạ. Anh mà tin những lời đó là anh sẽ te tua. Selling hiện tại là do các trading desks được lệnh trim (giảm) down positions khi risk bắt đầu tăng. Risk là gì? Risk = Volatility. Khi beta (danh từ toán học của volatility) tăng cường độ thì người ta trim down position, trong stocks, bonds, currency, golds, v.v.v để chạy vào các assets nào ít risky nhất.
Đây là đợt đầu của selling, và cũng là đợt mạnh nhất vì investors bị spooked bất thần nên bạn có nguyên cả một thị trường đùng đùng chuyển mình từ một risky assets, sang một conservative asset plays. Đó là tại sao selling is fast and furious (nhanh và dữ dội).


Em thì nghĩ về hidden divergence thế này, khi mà momentum make lower low mà price make higher low nghĩa là bear đã dùng hết công lực mà cũng ko kéo được price xuống theo mà price vẫn đi lên nên => nhiều khả năng price sẽ tiếp tục đi lên.
   Yeah...có thể đó. Nhiều khi trend mạnh quá, làm gì cũng thế thôi. Khi có 1 bearish regular divergence => trong future có khả năng price sẽ đi xuống nhưng mà xuống nhiều hay ít là phụ thuộc vào strength của trend.

Nhìn lại đường Wave 5 các bạn vẽ thì đỉnh đầu là tháng 11/06 và đỉnh cuối là tháng 2/07 -> như vậy cũng là 4 tháng. Như kinh nghiệm của anh VC thì có khi nào đường Wave hình thành dài hơn hoặc ngắn hơn không?
   Elliot Wave là một trong những TA indicator khó vẽ nhất, và cũng MƠ HỒ nhất. Tôi có thể vẽ một cái wave pattern cho bạn coi. Xong rồi tôi cũng có thể vẽ một cái wave khác cho bạn coi. Kết cuộc là bạn không biết wave nào đúng, wave nào sai. Chính vì thế một số người rất ghét Elliot Wave. Ghét vì mức độ mơ hồ không chính xác của nó. Tìm hiểu xa hơn nữa thì Elliot Wave là một môn học phụ của môn học gọi là CHAOS THEORY. Môn này rất ít người biết, và rất ít người hiểu. Phần lớn các người vẽ Elliot Wave chỉ biết mình đúng SAU KHI sự kiện nó xảy ra, chứ không phải biết trước được.
   Trở lại câu hỏi của bạn thì vấn đề thời gian bạn nói có thể là đúng, nhưng cũng có thể là sai. Elliot wave không phải là thời gian, mà là giá. Bạn kiếm được khoảng thời gian lúc trước, và hy vọng nó cũng giống hôm nay. Cái đó rất khó nói. Tại vì có thể cái wave mà bạn đang thấy đó hiện là một sub-wave của một cái wave lớn hơn. Mà nếu nó thật sự là một sub-wave thì cái so sánh về thời gian của bạn sẽ sai.
   Thành ra, như tôi nói ở phía trên và tại đây nhiều lần. Đừng tiên đoán KHI NÀO market sẽ xoay chiều, mà chỉ nên cẩn thẩn xem xét nó từng ngày dựa theo những SIGNALS mà nó đưa ra. Trading là một STORYTELLING BUSINESS. Có nghĩa là financial markets nó đi theo những vấn đề "ăn khách" nhất hiện tại. Muốn trade thành công, bạn phải hiểu bây giờ câu chuyện gì là ăn khách nhất và đi theo nó. Charts và các phân tích khác chỉ hổ trợ một phần nào thôi.
Hồi sáng này (US PST) thị trường chứng khoán Hoa Kỳ lên mạnh vì tối qua Asian markets rebounded được chút ít. Tuy nhiên, đó không phải là một rebound thật sự. Đó chỉ là một oversold bounce mà thôi. Hôm nay người ta đang mong chờ một up market từ Asia vì US đã lên. Hiện giờ thì còn quá sớm để nói, nhưng theo thiển ý của tôi thì selling chưa xong đâu. Hôm nay chắc không khá như người ta mong đợi. Eastern Europe banks là các banks đã sell trong tuần qua.
   Hôm qua và hôm nay họ stop. Họ stop không phải vì họ không muốn sell nữa, mà họ chỉ ngóng nghe, và xem xét tình hình. Nếu không thấy một rebound mạnh từ đồng Yen thì selling có thể tiếp tục trong nay mai.
   Kinh tế Hoa Kỳ có thể sẽ suy thoái nhiều vào năm 2007, đặc biệt là vì sub-prime mortgage market. Hiện tượng selling của US $ đang nói lên điều đó. Financial events thường khởi đầu bởi những lý do không chánh đáng. Năm 2000, trước khi US market crash, investors mượn lý do của buổi họp giữa TT Clinton và Thủ Tướng Anh về việc nghiêm cấm xữ dụng stem cells làm tế bào nghiên cứu. Hôm nay thì người ta lợi dụng lời tuyên bố của China để làm đề tài selling. Sự thật thì ai cũng rỏ về nổi nguy hiểm của thị trường mortgage Hoa Kỳ, đặc biệt là sub-prime mortgage. Điển hình là công ty New Century Financial. Stocks của nó hồi tháng 10 là 50/share. Hôm qua còn có 4.95/share, mất gần 90% trong thời gian qua. New Century Financial là điển hình của thị trường sub-prime mortgage. Người ta hiện đang sợ một viễn ảnh "savings & loans" của thời late 80's sẽ trở lại trong thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Mà nếu hiện tượng này có xảy ra thì the Fed bắt buộc phải nhẩy vào để cứu kinh tế. The Fed cứu kinh tế thường xài phân lời. Rate hiện tại của Hoa Kỳ là 5.25%, của Japan là khoảng 0.25% (gần như là free). Nếu the Fed hạ phân lời thì carry trades sẽ không còn lời nhiều như trước. Đó là tại sao currency market hiện giờ rất sôi động, đặt biệt là trong cặp tiền USD/YEN này.
   Tôi chỉ dựa vào kinh nghiệm và tin tức trên các website như CNBC, Bloomberg thôi. Tôi có một background khác với các anh. Tôi xuất thân là một trader. Tôi học ngay trên trading desk. Thành ra, những gì tôi viết xuống đều là kinh nghiệm mà ra. Nó là kết quả của những năm dài chinh chiến. Tới một mức nào đó thì anh không cần phải đọc sách nữa. Anh chỉ cần đọc tin tức và có thể đoán được phản ứng của thị trường ra sao. Dĩ nhiên có trúng có trật. Nhưng mà điều tôi phân tích là tâm trạng của người ta trong cuộc chơi. Tôi xé lẽ vấn đề cho nhỏ ra để các anh dể hiểu. Chứ thật ra nó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua đầu thật nhanh (các anh phải đến trình độ này thì mới thật sự trade được). Nhưng nếu nói cái kiểu mà tôi suy nghĩ trong đầu thì chắc các anh không hiểu kịp. Tại vì nó là một sợi dây liên kết các thị trường với nhau.
   Và anh phải nắm sợi dây cho thật kỹ. Nghĩa là anh phải hiểu sự liên hệ giữa các thị trường trên thế giới. Tại sao China trở nên quan trọng như thế? Tại sao kinh tế Japan, China, và vùng Southeast Asia rất quan trọng với kinh tế Mỹ. Mô hình phát triển của vùng đó là gì? Tại sao đồng Yuan và US là dính liền với nhau v...vv để khi có chuyện là anh biết phải hành động ra sao.
   Thêm vào đó cái yếu điểm của kinh tế Mỹ hiện giờ là chỗ nào. Ngoài ra, khi coi TV khi thấy các đại bàng của Wall St nói chuyện, anh phải có đủ hiểu biết để biết chú nào đang nói cái gì, đang tung cái gì, đang hứng cái gì? Sự tác động của bond yield vào kinh tế Mỹ ra sao? Đại bàng của thị trường bonds là ai? Ai là Movers & Shakers của thế giới hung hăn của bond trading? Bonds và currency đi rất gần với nhau. Nên khi một thị trường mà chuyển động thì cái kia cũng vậy.
   Nói chung là anh phải có một cái nhìn rất tống quát trong tất cả các thị trường chính của financial markets để từ đó anh mới đúc kết một cái nhìn tổng quát, và từ đó đưa ra nhận định riêng của chính mình. Một vài cuốn sách không giúp gì được anh đâu. Tại vì đây là quá trình học hỏi từ lúc rời ghế nhà trường mười mấy năm về trước rùi.
   TA là một môn học dùng để kiếm mức ra vô của thị trường. FA là một cái nhìn tống quát của thị trường. Tôi không thể nào nói rỏ là bao nhiêu phần trăm cho mỗi thứ. Tại vì mỗi trường hợp nó khác nhau. Thí dụ như hiện tại đi. Trong lúc này không có xài FA hay TA gì cả, chỉ cần nhìn và đo mức độ giao động mạnh của giá để tìm hiểu tâm tư người trong cuộc chơi. Anh nhìn giá hiện tại anh sẽ thấy tâm tư người ta hiện lên rất rỏ. Đó là lúc killer instinct của một trader nổi lên, và anh trade theo mức phản xạ. Nó tự nhiên như một công việc làm rất quen thuộc hàng ngày, tiếng Anh gọi cái này là second-nature. Nó cũng tự nhiên như hơi thở, hay miếng ăn mỗi ngày. Cái này cần thời gian thì mới làm được.
   Giá stop loss tùy thuộc vào phân tích của mình. Nếu xài trend thì lấy Fibonnacci ra đo. Cộng thêm các chỉ số momentum mà các bạn ở đây thường xài. Nếu thấy các chỉ số trùng hợp với nhau thì cut loss mà ra. Đừng hối tiếc. CFA designation (danh xưng) gồm có hai phần. Thứ nhất là đậu hết 3 levels. Thứ nhì là interview. Anh đậu xong, không có nghĩa anh là CFA. Muốn thành CFA anh phải qua hai cuộc phỏng vấn của các đại diện vùng. Mấy người này sau khi
phỏng vấn anh xong thì sẽ viết một cái thư giới thiệu lên trung tâm của CFA đề cử anh thành một thành viên của hội này. Anh phải là thành viên của chi nhánh CFA ở nơi anh cư trú. Thí dụ như VN chẳng hạn. Cho nên người ta nói là lên Net check với CFA là thế đó. Có nghĩa là muốn biết học vấn anh tới đâu. Còn về cái bằng thì anh có chứ. Nhưng anh sẽ không có bằng đó ngay sau khi anh đậu level 3. Tại vì đậu xong level 3 không có nghĩa là thật sự là một CFA.
   CFA ở VN chắc oai lắm. Ở Mỹ thì cũng có giá. Cái giá của nó là đó là một cái chứng chỉ rất khó lấy, và học khá sâu. Như tôi nói trong các post trước. CFA là một quá trình học tập dài hạn, dài hơn một MBA nữa. MBA chỉ có 2 năm. CFA cần đến 3 năm. Khi đậu level 1 rồi thì không có gì đặc biệt hết, nếu anh ở Mỹ. Còn ở VN thì có thể có giá hơn vì ít người đạt đến trình độ đó, cho dù đó là một trình độ thấp nhất trong 3 level.


Uy tín của FTMS Global như thế nào? Ở VN hiện tại chỉ có FTMS tổ chức luyện và thi CFA ?
   Q đã bán sạch CP vào đỉnh mới TK chỉ còn tiền, nếu đang hình thành xu hướng xuống thì nên chơi như thế nào nếu như Q k sài mấy cái đó, Q k định đợi CP xuống đáy thấp nhất (mơ hồ phải không) mới mua vào. Nếu nói theo cách anh thì hẳn là phải lệ thuộc vào các đường xu hướng VN chưa cho short stocks nên bạn chỉ có nước ngồi chờ thôi. Đợi chừng nào bottom xong thì nhảy vào lại. US$ hiện tại đang consolidate trong một cái trading range khoảng 150 pips. Hiện giờ người ta đang đợi chỉ số unemployment của tháng Hai sẽ được công bố vào lúc 5:30 sáng (giờ California), trước khi market có hướng đi rỏ rệt. Ngày mai là thứ 6, nếu chỉ số này ra không có gì đặc biệt thì rất có thể selling sẽ tiếp tục. Selling tiếp không phải là vì chỉ số, nhưng traders không muốn a NET long position over the weekend. Rất để hiểu là vì có một long US$ position trong giai đoạn này thì nguy hiểm hơn là một short position. Tại vì trong cuối tuần, có thể sẽ có tin tức liên quan đến thị trường. Và với một strong down trend hiện tại, cái risk của một down side nhiều hơn một upside nếu có tin không mấy tốt về thị trường. Tin không mấy tốt, chứ không hẳn là tin xấu cũng đủ làm cho selling tiếp tục. Ngoài ra, hiện tượng đồng US$ consolidates trong vài ngày qua mang nhiều ý nghĩa của một short cover (short US$ khi nó broke down trước đó), hơn là một net long vì nó đã rớt. Nói cách khác là mấy ngày qua, người ta không nhẩy vào long the US$ vì nghĩ là nó rẻ sau cái rớt đậm này, nhưng người ta vào để cover short position.
   Theo tài liệu từ Goldman Sachs thì cái selling này phần lớn xuất phát từ các ngân hàng vùng Eastern Europe, các quốc gia vùng Đông Âu cũ. Cũng giống như VN, họ cũng đang hòa nhập vào thị trường tài chánh thế giới. Trò chơi carry trade xuất phát từ Mỹ và Âu Châu, và được các trading desks on Wall St xài khá lâu. Hôm nay các nhà banks của vùng này cũng vào chơi. Nhưng điểm quan trọng là KHI NÀO họ vào. Nếu họ mới vào thì, tuy dù phân lời của Nhật có thấp thật, nhưng cái hedging costs khá cao. Thành ra, chưa hẳn là họ có lời. Và khi thị trường chuyển mình như hôm trước, họ là người đi đầu vì số tiền lời trong carry trades không cao lắm. Đó là một trong những lý do mà selling khá mạnh và nhanh. Lý do thứ nhì là currency là một highly leverage market. Selling mạnh thường đi chung với margin call. Margin call trong currency hầu như không có. Mà nếu có thì cũng chỉ có một ngày. Nó giống như bên Futures. Thành ra, nhiều người trở tay không kịp, và bị forced liquidation. Selling càng mạnh thì liquidation càng nhiều. Liquidation nhiều thì giá càng thấp, và margin call lại tăng. Một vòng nước xoáy mạnh cho những ai dính vào đó.
   Kết luận rằng selling vẫn chưa xong hẳn. Equity markets trên thế giới vẫn còn rất e dè. Điển hình là US market hôm nay. Ngày hôm qua là a "good day." Hôm nay không có cái follow-through (*). Đó thường là dấu hiệu rebound của một oversold market nhiều hơn. Thêm vào đó số lượng PUT OPTIONS (**) trên các market indices tăng khá mạnh. ISE (International Securities Exchange) một thị trường chuyên về Derivatives trading cho biết số lượng puts treo trên các chỉ số index như Dow Jones, Nasdaq, SP 500 và các chỉ số của thị trường Nhật, China tăng rất mạnh trong mấy ngày qua. Put premium (***) lên khủng khiếp. Đó là dấu hiệu Derivatives Traders đang đánh cá vào một second down leg của thị trường thế giới trong thời gian sắp tới.
   (*) Follow-through là một hiện tượng tiếp nối. Có nghĩa là nếu có selling hay buying mạnh đủ để chuyển hướng đi thị trường giống như sự kiện đã qua mấy ngày nay thì ngày sau đó market sẽ tiếp tục rớt hoặc lên mạnh gần giống như là cái của ngày đầu tiên. Follow through là một hiện tượng xác định là những gì đã xảy ra vài này trước đó là một sự kiện thật, chứ không phải là ngẫu nhiên. Bởi vậy, khi mới có selling/buying mạnh vào ngày đầu tiên, traders chưa nhẩy liền vào. Họ đợi market xác nhận lại (confirm) trước khi xua quân vào mục tiêu. Và cái signal của tiếng súng lệnh này là FOLLOW-THROUGH.
   (**) Put options là một thế đánh option khi người ta nghĩ là thị trường sẽ đi xuống. Nếu đoán là đi xuống thì họ sẽ mua PUTS.
   (***) Put premium là giá thành của put options. Giá thành của options được định giá bằng mức độ giao động trong thị trường (Volatility). Khi traders đánh mùi (smell) được một volatility spike (tăng vọt) vì market đang giao động thì họ tăng giá options lên cực nhanh và cực mạnh. Có những trường trong vòng vài ngày sóng gió, giá options từ 1 lên đến 10 cũng không hiếm lắm. Đây là market của một zero-sum game, giống như currency. Cho nên mức độ sát phạt trong này cũng nhanh và gọn không kém gì Currency market.
   VNI đang đi trong một channel, đuợc tuợng trưng bởi hai lằn xanh duơng. Chừng nào nó break out khỏi cái channel này thì lúc đó mới lo. Formation của mấy ngày qua có một dạng bullish nếu nó break out khỏi cái triangle nhỏ màu xám phía trên Break out thường phải cần volume để chứng minh rằng đó là một break out thật sự. Volume nó noi cho anh biết là người ta đang mua nhiều vì họ tin stock. Break out mà không có volume dể thành bear trap. Nếu volume này mà cao thì chart này look very good. MACD cũng xoay chiều.


Viet Currency

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: