Wednesday, July 17, 2019

Nghệ thuật thua lỗ đúng cách trong Trading - Có thể bạn chưa biết ! danhtung.net



Xin chào cả nhà!

Hầu hết chúng ta đều được dạy bảo ngay từ nhỏ rằng sự thất bại sẽ luôn đi kèm với những hình phạt và nỗi sợ hãi. Giáo viên của bạn sẽ khiển trách bạn vì bạn làm bài kiểm tra kém. Cha mẹ chúng ta cũng sẽ la rầy nếu như chúng ta học hành sa sút. Dường như dần dần, chúng ta sẽ tự hình thành bản năng tự trừng phạt bản thân mình vì những sai lầm phạm phải và cứ như vậy trong phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình.

NHƯNG...

Thua lỗ là điều không thể tránh khỏi trong giao dịch


Trong trading, sự tự trừng phạt chẳng giúp ích được gì cả, thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên tiêu cực hơn. Những giao dịch thua lỗ là thứ không thể tránh khỏi, ngay cả khi bạn là một cựu chiến binh dày dạn, có lợi nhuận hay đã giao dịch được 10 năm. Một số trader giỏi nhất thậm chí chỉ có win rate dưới 50%, tức là họ có nhiều giao dịch thua lỗ hơn giao dịch chiến thắng. Chẳng có chiến lược nào là có win rate 100% cả! Nhưng điều cho phép các trader chiến thắng trở thành trader có lợi nhuận là ở cách quản lý rủi ro của họ. 

Nghe-thuat-thua-lo-dung-cach-trong-Trading-Co-the-ban-chua-biet-TraderViet1.

Hầu hết các newbie trader đều không nhận ra rằng giao dịch thua lỗ không phải lúc nào cũng là giao dịch xấu. Một giao dịch thua lỗ hay một ngày giao dịch thua lỗ không có nghĩa bạn là một trader thất bại. Giao dịch thành công không phải là để tránh thua lỗ, mà là để học cách thua lỗ đúng cách. Và cách tốt nhất để làm được điều đó là học từ các chiến lược quản lý rủi ro đã được chứng minh để duy trì tỷ lệ R:R cao trên các giao dịch của bạn.

Giao dịch đỏ ≠ Giao dịch xấu


Giả sử bạn mua 1000 cổ phiếu với giá $20/ cổ phiếu trên một breakout setup. Trên setup cụ thể này, bạn sẽ có win rate khoảng 65%, khu vực dừng lỗ của bạn nằm ở mức $19,50 và giá mục tiêu của bạn là $22. Thật không may, vị thế không chiều theo kỳ vọng của bạn và nó đã bị dính stop loss ở mức $19,50. Trong phần còn lại của ngày giao dịch, cổ phiếu giảm và đóng cửa ở mức $15/ cổ phiếu.

Trong trường hợp này, bạn đã mất $500 khi thoát khỏi vị thế của mình, nhưng bạn đã có thể mất $5000 nếu như không cắt giảm khoản lỗ của mình. Đây là một ví dụ về một mất mát tốt mà bạn nên thực hiện.

Nghe-thuat-thua-lo-dung-cach-trong-Trading-Co-the-ban-chua-biet-TraderViet2.

Setup này là setup mà bạn có khả năng chiến thắng khá cao và chỉ có 3/10 thời gian là nó không hoạt động. Nếu cuối cùng cổ phiếu đi đúng kỳ vọng của bạn thì bạn sẽ bỏ túi cho mình tận $2000, gấp 4 lần số tiền mà bạn vừa mất.

Giao dịch xanh ≠ Giao dịch tốt


Hãy cùng mình xem xét một kịch bản khác một chút nhé!

Giả sử bạn thực hiện chính xác cùng một giao dịch và setup như vậy. Cổ phiếu đã giảm xuống $19,50 (bạn đã không nhận lấy khoản lỗ) và nó tiếp tục giảm xuống $15. Bạn vẫn đang tiếp tục cầu nguyện rằng nó sẽ đảo chiều. May mắn thay, nó đảo chiều ngay tại mức $15/ cổ phiếu và đóng cửa ở mức $22 (mức giá mục tiêu của bạn). Vậy là bạn thực hiện lệnh bán và kiếm được cho mình $2000. Đây là ví dụ về một giao dịch xấu mà bạn vẫn kiếm được tiền.

Nghe-thuat-thua-lo-dung-cach-trong-Trading-Co-the-ban-chua-biet-TraderViet3.

Bạn đã có một rủi ro khủng khiếp so với phần thưởng mình có thể nhận được vì bạn đã mạo hiểm $5000 chỉ để kiếm về $2000. Nhưng hãy nhớ rằng, về lâu về dài, bạn không thể kiếm tiền từ setup với cách quản lý rủi ro kém này được, ngay cả khi win rate có là 65% hay bao nhiêu đi chăng nữa. Bạn sẽ mất toàn bộ vốn giao dịch của mình nếu cứ tiếp tục làm điều này. Các cổ phiếu có thể sẽ giảm về $10 vào tuần sau và bạn sẽ mất tận $10000 đấy!

Tập trung vào quá trình của bạn


Những trader chuyên nghiệp sẽ chuyển tư duy "Tôi có kiếm được tiền từ giao dịch đó hay không?" trước đây của họ thành một tư duy đúng đắn hơn: "Tôi có thực hiện theo kế hoạch có thể giúp tôi kiếm được tiền ổn định trong thời gian dài hay không?". 

Như bạn có thể thấy từ ví dụ trên, thì việc có một tỷ lệ R:R hợp lý là rất cần thiết để giao dịch có lợi nhuận nhất quán. Để duy trì tỷ lệ R:R hợp lý cho các giao dịch, bạn cần phải biết cách quản lý rủi ro chặt chẽ. Khâu quản lý rủi ro của bạn càng kỹ lưỡng, thì bạn càng ít phải lo lắng cho các giao dịch về sau. Do vậy, đừng ngần ngại bỏ thời gian ra để học hỏi cũng như phát triển các kỹ thuật quản lý rủi ro của mình nhé!



SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: