VOF cho biết quỹ đã tận dụng cơ hội để mua vào các cổ phiếu của các công ty niêm yết chất lượng cao với định giá hấp dẫn so với trước dịch Covid-19. VOF đã phân bổ vào các ngành có tỷ trọng thấp như dịch vụ tài chính, khu công nghiệp. Một số khoản đầu tư mới của VOF thời gian gần đây gồm VCB, VPB, PHR, VHM.
Theo báo cáo mới được công bố, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) cho biết hiệu suất hoạt động quỹ có mức tăng trưởng 9,5% trong tháng 5 (tính theo USD), kéo theo mức sụt giảm NAV/Shares trong 5 tháng đầu năm chỉ còn âm 4,2%, tích cực hơn nhiều so với mức âm 10,5% của chỉ số VN-Index.
VOF cho rằng nhà đầu tư không "quăng lưới" trong tháng 5 đã bỏ lỡ một cơ hội tốt trên TTCK Thế giới cũng như Việt Nam. Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng 13,1% trong tháng 5 (tính theo USD), sau khi đã tăng 17% trong tháng 4. Từ đầu năm tới nay, VN-Index là chỉ số tốt nhất trong khu vực và đã tăng 32,8% so với đáy tháng 3.
Gia tăng đầu tư vào VCB, VPB, PHR, VHM
VOF cho biết quỹ đã tận dụng cơ hội để mua vào các cổ phiếu của các công ty niêm yết chất lượng cao với định giá hấp dẫn so với trước dịch Covid-19. VOF đã phân bổ vào các ngành có tỷ trọng thấp như dịch vụ tài chính, khu công nghiệp. Một số khoản đầu tư mới của VOF thời gian gần đây gồm VCB, VPB, PHR, VHM. VOF đánh giá các công ty này có điểm chung là dẫn đầu thị trường, tình hình tài chính lành mạnh, tiền mặt cao và có đội ngũ phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng.
Tại thời điểm cuối tháng 5, quy mô danh mục VOF có giá trị 858 triệu USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu niêm yết chiếm 60,2% danh mục, cổ phiếu chưa niêm yết chiếm 13,4% danh mục và các khoản đầu tư vào công ty tư nhân (Private Equity) chiếm 21,2% danh mục.
Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VOF có sự hiện diện của HPG (13,7%), KDH (8%), ACV (6,5%), PNJ (6%), EIB (5,3%),…
VOF cho biết gần đây quỹ đã đầu tư vào một công ty tư nhân với kỳ vọng lợi nhuận 18% trong vòng 12 tháng tới. Ở chiều ngược lại, VOF đang trong giai đoạn cuối để đóng khoản đầu tư vào một công ty tư nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với giá trị 22 triệu USD.
Làn sóng FDI trở lại Việt Nam bất chấp đại dịch Covid-19
Báo cáo của VOF đánh giá tích cực việc các hoạt động kinh tế Việt Nam đã trở lại sau khi các biện pháp giãn cách xã hội kết thúc. Những nỗ lực của Chính phủ đã giúp Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 khi có khoảng thời gian rất dài chưa phát hiện lây nhiễm trong cộng đồng. Du lịch, hàng không nội địa đã hoạt động trở lại và một số chuyến bay quốc tế có thể bắt đầu vào tháng 7 với điểm đến là một số quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
VOF cho biết đang chứng kiến sự háo hức trở lại của các hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tìm đường vào Việt Nam bất chấp đại dịch Covid-19, điều này có thể thấy qua việc vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm đạt 10,9 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
iso 9001: 2015
ReplyDelete