Thursday, September 12, 2019

[Elliott waves toàn tập] Cách sử dụng sóng Elliott chuyên nghiệp | danhtung.net


Xin chào toàn thể anh em,

Trong thời gian vừa qua sinh hoạt trên diễn đàn cùng anh em thì mình thấy có rất, rất nhiều anh em thích thú và mong muốn được sử dụng sóng Elliott thành thạo. Trên diễn đàn chúng ta cũng có khá nhiều bài viết về sóng Elliott tuy nhiên nó khá rời rạc và chưa đủ chi tiết cũng như là nó dành cho những anh em đã có nghiên cứu qua về sóng Elliott sẽ gây khó dễ cho những anh em mới!

Chính vì thế nên mình xin phép mở một Topic chuyên về sóng Elliott, và Topic này sau này sẽ đưa vào một mục cho anh em tiện theo dõi.

Tất nhiên, sóng Elliott là một hệ thống giao dịch mà mình sử dụng trước khi đi sâu vào nghiên cứu về đồ thị Point & Figure. Và cũng với topic này mình cũng rất hy vọng sẽ nhận được sự giúp sức của các anh em ‘’nhà nghề’’ trong trường phái giao dịch với sóng Elliott giúp sức để hoàn thiện hơn!

Với bài viết đầu tiên này, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu qua về ‘’Lịch sử hình thành của sóng Elliott’’. Tuy nhiên, trước khi đi vào những ý chính, chúng ta cùng nhau đi đến một số điều mà mình muốn gửi gắm đến toàn thể anh em trước:

1. Các yếu tố trong sóng Elliott giúp cho chúng ta cải thiện giao dịch như thế nào?


  • Sóng Elliott giúp chúng ta xác nhận xu hướng – vì xu hướng là bạn nên đây là điều tiên quyết.
  • Sóng Elliott giúp chúng ta phân biệt những chuyển động giá thuộc dạng ‘’counter trend’’ và những chuyển động giá nằm trong xu hướng lớn hơn.
  • Sóng Elliott giúp chúng ta dự báo được cường độ (Độ lớn) của xu hướng.
  • Sóng Elliott cho chúng ta những mục tiêu giá với độ chính xác khá tốt.
  • Sóng Elliott chứa những vùng giá ‘’vô hiệu’’ – Điều này dựa vào các quy luật, và nó sẽ cho chúng ta biết khi nào chúng ta sai.
upload_2019-8-27_16-39-15.

Trên đây là 5 yếu tố mà theo mình là 5 lợi ích chính khi chúng ta sử dụng sóng Elliott. Nếu anh em còn có tìm được những yếu tố lợi ích nào nữa, xin hãy để lại xuống phần comment, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi.

2. Năm mô hình sóng chính trong Elliott:


upload_2019-8-27_16-38-33.
Trên đây là 5 mô hình sóng chính trong Elliott, cụ thể như sau:
  • Sóng đẩy (Impulse Wave): Sóng đẩy là một sóng có dạng 5-3-5-3-5, tất nhiên rồi, bất cứ sóng nào có dạng như trên đều là một sóng đẩy.
  • Sóng phẳng (Flat Wave): Sóng phẳng là một sóng có dạng 3-3-5.
  • Sóng chéo (Diagonal): Sóng chéo là một sóng có dạng 3-3-3-3-3.
  • Sóng Zig-zag: Sóng zig-zag là sóng có dạng 5-3-5.
  • Sóng tam giác (Triangle): Sóng tam giác sẽ có dạng 3-3-3-3-3 – Tuy cùng dạng với sóng chéo nhưng sóng tam giác thường phân kỳ với 2 cạnh thay vì hội tụ như sóng chéo.
Trên đây chỉ tạm thời sẽ là những mô tả ngắn gọn, những chi tiết, cách thức sử dụng và vị trí xuất hiện của những sóng này sẽ được biên lại đầy đủ tại các phần tới, và chúng ta sẽ đi từ cơ bản tới nâng cao bao gồm cả thực hành trên những ví dụ cụ thể.

3. Các quy tắc và định hướng trong sóng Elliott:


Như trong các hệ thống giao dịch mà mình trước giờ luôn nhắc tới, quy luật là điều cần thiết để chúng ta tuân thủ và đảm bảo cho giao dịch của chúng ta thành công chính vì thế, đây là một phần rất quan trọng trong giao dịch với sóng Elliott.

Với Elliott Wave, chúng ta cần lưu ý 3 quy tắc và 4 định hướng sóng (Quy tắc bắt buộc chúng ta phải tuân theo, còn định hướng là những trường hợp thường xảy ra)

Ba quy tắc sóng:
  • Quy tắc số 1: Sóng 3 KHÔNG BAO GIỜ là sóng đẩy ngắn nhất.
  • Quy tắc số 2: Sóng 2 KHÔNG BAO GIỜ vượt quá khỏi điểm bắt đầu của sóng 1.
  • Quy tắc số 3: Đáy của sóng 4 KHÔNG BAO GIỜ vượt qua đỉnh của sóng 1.
Elliott-wave-correction-rules..
Áp dụng đúng quy tắc sóng.

3chp3-waves-elliot-theory-636100482728132331.
Áp dụng sai quy tắc sóng.

Năm định hướng sóng:

  • Đôi khi, sóng 5 không di chuyển vượt quá điểm cuối sóng 3. Hiện tượng này gọi là sóng cụt (truncation).
  • Sóng 5 thường sẽ vượt qua hoặc cắt xuống đường xu hướng được vẽ song song từ sóng 3 với đường xu hướng nối điểm bắt đầu sóng 3 và sóng 5.
  • Sóng 3 có xu hướng rất dài, và mở rộng.
  • Sóng 2 và 4 sẽ không vượt quá 100% các mức thoái lui Fibonacci và bật lại trong các thang đo Fibonacci đó.
  • Sóng 2 thường sẽ có dạng điều chỉnh nhanh (Zigzag), sóng 4 thường có dạng điều chỉnh phức hợp (Flat, Tam giác,...)

Về Sóng Elliott:

Một chu kì sóng Elliott đơn giản thì gồm 2 phần chính:

a. Sóng xung lực (motive wave) – là sóng của xu hướng chính.

b. Sóng hiệu chỉnh (corective wave) – là sóng đi ngược lại với xu hướng chính.

Có nghĩa là một chu kì đơn giản của sóng Elliott luôn có hai chiều là chiều của xu hướng chính và chiều của xu hướng hiệu chỉnh.

1. Sóng xung lực (Motive wave):


Tương ứng với xu hướng chính là sóng có xung lực , bao gồm 5 con sóng nhỏ chuyển động theo cùng xu hướng chính.

Nếu là xu hướng tăng thì sóng chuyển động có xu hướng tăng lên và ngược lại nếu là hướng giảm thì sóng chuyển động có xu hướng giảm.

Với bài viết trước mình đã có giới thiệu về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất thì sóng Xung lực chính là 2 sóng có cấu trúc đánh bằng số với 5 sóng với các đáy sau luôn luôn cao hơn các đáy trước.

[​IMG]

Với hình trên chắc anh em đã biết được sóng xung lực nó bao gồm 2 sóng nào rồi chứ ạ? Đó chính là Impulse (Sóng đẩy) và Diagonal (Sóng chéo).
  • Ví dụ về sóng đẩy:
upload_2019-9-4_20-22-48.

Anh em có thể để ý như trên hình vẽ trên về 5 dạng sóng cơ bản, sóng chéo là sóng mà có sóng 4 sẽ xâm phạm vào khu vực giá của sóng 1 đồng thời các sóng 1-3-5 đều chỉ có 3 sóng khác với sóng đẩy các sóng 1-3-5 đều có 5 sóng. Chính vì "Độ đẩy'' yếu hơn nên dạng sóng chéo này chỉ xuất hiện khi bắt đầu xu hướng (Manh nha - còn yếu ớt) hoặc cuối xu hướng (Kiệt sức - sắp về hưu).
  • Ví dụ về sóng chéo:
upload_2019-9-4_20-23-1.

2. Sóng hiệu chỉnh (Corrective wave):


Tương ứng với xu hướng hiệu chỉnh thì có sóng hiệu chỉnh (corrective wave) thì bao gồm chỉ có 3 con sóng chuyển động ngược lại với xu hướng chính.

Nếu là xu hướng tăng thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng giảm và ngược lại nếu là xu hướng giảm thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng tăng.

Cũng với 5 mẫu hình sóng chính trên, chúng ta cũng chỉ ra được 3 sóng còn lại đều là dạng hiệu chỉnh. Tất nhiên, đó là Zigzag - Phẳng (Flat) - Tam giác (Triangle).
  • Ví dụ về sóng Zigzag:
upload_2019-9-4_20-23-23.
  • Ví dụ về sóng Phẳng (Flat):
upload_2019-9-4_20-23-57.
upload_2019-9-4_20-24-7.

Và anh em cũng có thể lưu ý, khi đánh nhãn cho sóng Hiệu chỉnh, chúng ta sẽ sử dụng các chữ cái để đánh nhãn. Khi đánh nhãn cho sóng đẩy, chúng ta sẽ sử dụng các con số!

Okay, bài viết tạm dừng ở đây, đây là giai đoạn khá quan trọng trong chuỗi việc master sóng Elliott sau này! Anh em hãy ghi nhớ ngắn gọn như sau:

1. Sóng Elliott có 5 mô hình chính (Sau này còn biến thể nhưng tạm thời chúng ta chưa đề cập đến)
2. 5 mô hình chính này chia thành 2 dạng : 1 dạng chuyển động cùng xu hướng chính và 1 dạng chuyển động ngược xu hướng chính là sóng xung lực và sóng hiệu chỉnh!

Việc còn lại, anh em hãy tìm những mẫu hình sóng thuộc dạng 5 sóng trên trong 1 đồ thị thực và post xuống dưới phần comment để cùng nhau thảo luận! Khi tìm sóng, anh em hãy ghi nhớ đừng quá căng thẳng, nếu cảm thấy không thoải mái và không nhận diện được sóng hãy bỏ qua và đi tìm những mặt hàng khác, trong thị trường chúng ta có rất, rất nhiều mặt hàng tài chính. Hãy ghi nhớ "Nếu không tìm được sóng, hãy bỏ qua nó''. Hy vọng sau series này, mình cũng sẽ gặt hái được một cái gì đó cùng anh em về một phương pháp giao dịch mình từng rất yêu thích!

upload_2019-9-4_20-32-16.

upload_2019-9-4_20-32-44.

Khuyến mãi cho anh em 2 đồ thị trên đây. Bây giờ anh em có thể nhận diện được những dạng sóng xuất hiện trong 2 hình trên? Hãy thử xem và nhớ để lại comment phía bên dưới!

Trong series này, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua hết những kiến thức từ cơ bản nhất, cũng như cách áp dụng nó vào môi trường giao dịch.

Với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tới đặc tính của từng con sóng trong hệ sóng Elliott, và chúng ta sẽ nhắc đến thị trường tăng giá, còn thị trường giảm giá sẽ ngược lại nhé anh em!

Sóng 1:

Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng một hiếm khi rõ ràng khi mới bắt đầu. Khi sóng đầu tiên của một thị trường tăng giá mới bắt đầu, những tin tức cơ bản gần như là tiêu cực. Xu hướng trước đây được coi là vẫn còn mạnh mẽ. Các phân tích cơ bản trên thị trường chưa cho dấu hiệu tích cực; các tin tức kinh tế không thể hiện rằng phe bò đang nhăm nhe xâm chiếm thị trường. Tâm lý thị trường lúc này sẽ nghiêng về ‘’Phe gấu’’. Khi giá tăng lên, khối lượng bắt đầu có những dấu hiệu tăng theo, nhưng không đủ để cảnh báo nhiều nhà phân tích kỹ thuật.

upload_2019-9-11_20-19-51.

Sóng 2:

Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng hai là sóng điều chỉnh sóng một, nhưng không bao giờ có thể vượt quá điểm bắt đầu của sóng một. Thông thường, các tin tức cơ bản vẫn còn xấu. Khi giá test mức ‘’đáy’’ trước đó, tâm lý về một thị trường giảm giá nhanh chóng được củng cố và nhắc nhở "đám đông" rằng - chúng ta vẫn đang ở trong thị trường gấu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích cực xuất hiện đối với những người đang tìm kiếm: khối lượng thấp hơn trong sóng hai so với trong sóng một, giá thường không vượt quá được hơn 61,8% của mức tăng của sóng một và giá sẽ giảm với mô hình ba sóng.

Sóng 3:

Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng ba thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (mặc dù một số nghiên cứu cho thấy trong thị trường hàng hóa, sóng năm là lớn nhất). Các tin tức mang tích cực và các phân tích cơ bản đều thể hiện rõ những điều này. Giá tăng nhanh, các mức điều chỉnh là ngắn và nông. Bất cứ ai đang tìm kiếm để có được một cú pullback, có thể sẽ phải chịu lỡ thuyền.

Khi sóng ba mới bắt đầu (Giai đoạn đầu của sóng 3), tin tức có lẽ vẫn còn ủng hộ thị trường gấu và hầu hết những ‘’người chơi’’ trên thị trường vẫn ủng hộ những phân tích mang tính chất tiêu cực; nhưng vào điểm giữa của con sóng ba này, thì đám đông, đã bắt đầu nhận ra và sẽ bắt đầu tham gia vào một xu hướng mới, chính vì điều này sẽ khiến con sóng này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sóng ba thường sẽ là sóng mở rộng của sóng một theo tỷ lệ 1.618: 1

upload_2019-9-11_20-20-39.

Sóng 3 tăng mạnh mẽ và vượt qua đỉnh của Sóng 1. Ngay khi vượt quá mức cao nhất của của Sóng 1, các lệnh dừng lỗ của đội bán được giải phóng. Tùy thuộc vào số lượng lệnh dừng lỗ, các khoảng gap xuất hiện. Khoảng gap là một dấu hiệu tốt báo rằng Sóng 3 đang diễn ra. Sau khi các lệnh stop out được kích hoạt, cú tăng vọt của Sóng 3 sẽ thu hút được sự chú ý của các traders.

Trong thực tế giao dich, các khoảng gap cũng là một dấu hiệu để chúng ta sử dụng trong việc đếm sóng. Các cú Gap thường sẽ xuất hiện trong cú nhảy từ sóng 2 lên sóng 3 như ví dụ bên dưới.

wave27.

Sóng 4:

Vào cuối sóng 4, sẽ có nhiều lực mua hơn và giá bắt đầu tăng trở lại. Sóng bốn là một sóng hiệu chỉnh khá rõ ràng. Giá có thể đi ngang trong một thời gian dài và sóng bốn thường hồi quy lại ít hơn 38,2% của sóng ba. Khối lượng giao dịch thấp hơn so với sóng ba cũng là một điều đáng lưu ý. Sóng 4 là một vị trí khá tốt để mua Pull back nếu chúng ta nhìn thấy tiềm năng phía trước của con sóng 5. Tuy nhiên, sóng bốn này thường sẽ gây ít nhiều khó chịu khi thường xuyên xuất hiện với các dạng phức hợp.
upload_2019-9-11_20-23-24.

Sóng 5:

Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng năm là chặng cuối cùng theo hướng của xu hướng chủ đạo. Tin tức gần như tích cực và tất cả mọi người đều đang thiên về sự tiếp diễn của thị trường tăng giá. Thật không may, đây là vùng giá mà nhiều nhà đầu tư cuối cùng mua vào, ngay sát đỉnh. Khối lượng thường thấp hơn ở sóng năm so với sóng ba và nhiều chỉ báo động lượng bắt đầu cho thấy sự phân kỳ (giá đạt đến mức cao mới nhưng các chỉ báo không đạt đến đỉnh mới).

Sóng 5 là con sóng thiếu động lượng và sức mạnh to lớn như trong sóng 3. Sự tăng giá diễn ra trong sóng 5 là do một nhóm nhỏ các nhà giao dịch gây ra. Mặc dù giá tạo ra một mức cao mới trên đỉnh của sóng 3 nhưng tốc độ và sức mạnh nội tại bên trong suốt quá trình diễn ra sóng 5 là rất nhỏ khi so sánh với sóng 3 trước đó.

Sóng A, B và C


Sóng A:

Sóng hiệu chỉnh thường khó xác định hơn so với xung lực (motive wave). Trong sóng A của thị trường gấu, tin tức cơ bản thường vẫn tích cực. Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ chỉ xem sự sụt giảm như là một sự điều chỉnh trong một thị trường tăng trưởng. Sóng A diễn biến thường bao gồm với sự gia tăng khối lượng giao dịch.

Sóng B:

Giá đảo ngược lại so với sóng A, mà nhiều người sẽ xem đây sự tiếp diễn của thị trường tăng giá bấy lâu nay. Những người quen thuộc với phân tích kỹ thuật cổ điển có thể thấy đỉnh của sóng B là vai phải của mô hình giá đảo chiều đầu và vai. Khối lượng lượng trong sóng B phải thấp hơn so với sóng A. Đến thời điểm này, các tin tức cơ bản có thể không còn quá tích cực, nhưng cũng sẽ không phải là tiêu cực.

Sóng C:

Giá di chuyển xuống thấp hơn với dạng năm sóng đẩy. Khối lượng tăng lên và đến chân thứ ba của sóng C, hầu như tất cả mọi người đều nhận ra rằng thị trường gấu đang diễn ra rồi. Sóng C thường lớn nhất trong bộ 3 sóng hiệu chỉnh A-B-C với chiều dài ít nhất bằng sóng A và thường kéo dài tới 1.618 lần sóng A hoặc xa hơn.

Okay, trên đây là phân lý thuyết của ngày hôm nay. Anh em hãy tiếp tục lấy các ví dụ thực tiễn và post xuống comment để trao đổi cùng nhau - Anh em chú ý cả Volume trong bài viết nhé. Trong bài tới chúng ta sẽ đi nghiên cứu về "Sóng Elliott và các tỷ lệ Fibonacci''



Tham khảo: EW Forecast

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: