Đây là bài được Copy từ Facebook để anh em cùng tham khảo. Bài viết có chủ đề về các bằng cấp trong ngành tài chính như CFA, MBA và Master. Đối với phân tích kỹ thuật nói riêng thì có bằng CMT (TraderViet sẽ có bài viết sau). Bài này nhiều cái đau não nên nếu không có ý định tìm hiểu chuyên sâu thì anh em có thể nhấn next cũng được
CFA vs. MBA vs. Master in Finance
Đề tài này viết lâu rồi. Hôm nay có bạn yêu cầu viết nên nghĩ ra một góc nhìn khác.
"CFA vs. Master" thì thường quá, đổi lại quan điểm thành: Cái gì thay được CFA level 3.
1. Tỉ lệ đậu
Có 2 xu hướng đã đang diễn ra đối với các nước xuất khẩu giáo dục (1) thương mại hoá giáo dục, cái bằng biến thành hàng hoá (2) các con giời Trung Quốc được nuông chìu từ bé và đi đâu cũng đòi chìu như thế. 2 xu hướng này đã tạo ra (a) lạm phát điểm - Google "grade inflation" sẽ thấy điểm 80 năm 2016 tương đương cỡ 68 năm 2004 (b) xác suất đậu môn cao hơn. Tỉ lệ đậu trung bình của các trường hiện là 85%. Ngay cả Princeton thì gần 40% được A-.
Tỉ lệ đậu của CFA khoảng 32 - 40% mỗi level, chỉ tính những người ngồi thi, không tính số đóng tiền xong không học bỏ thi. Compound lên thì khoảng 3% không rớt cả 3 level.
2. Chi phí
Các CFA Chartered Holder có cấp học bổng CFA, bản chất là miễn/giảm tiền thi. Ngay cả khi tự đóng thì tổng chi phí thi CFA dưới $3K. Thời gian: nhanh nhất có thể là 18 tháng đối với trường hợp luyện level 1 trong vòng vài ngày tháng 12 và tháng 6 năm sau thi liền level 2.
Tiền học tự túc Master thì cứ xem web các trường.
Chương trình tôi hướng dẫn Nghiên cứu sinh Master in Finance hồi trước thì $66K cái bằng; trường hạng #12 thế giới nhóm ngành Kế Toán - Tài Chính theo bảng QS.
3. CFA dùng làm gì, hỏi thiệt
a. Điều kiện thành lập Quỹ Đầu Tư ở Việt Nam là có CFA level 2 trong hàng ngũ nhân viên điều hành. Sau khủng hoảng xin giấy phép quỹ khó, phải biết cách. Khi này thì CFA level 2 đối với công tác mở quỹ giống như bằng Dược Sĩ đối với mở nhà thuốc.
b. CFA level 1 chỉ dùng để chứng tỏ với nhà tuyển dụng là "ờ, đứa này đang trên đà lấy CFA, nó cũng có tâm (commitment) với nghề đó".
Gọi là làm việc được bắt đầu từ Level 2. Cụ thể: Free Cash Flow valuation trong quyển Equity. Phần Portfolio Management của Level 2 cũng quá chung chung, chưa đủ dùng làm Portfolio Manager trong quỹ.
Level 3 viết nhiều hơn. Thì cũng phải biết suy nghĩ và viết ra được tiếng Anh chứ.
c. Ví dụ vào các lò CFA như VIG, East Spring thì nhìn xung quanh quá nhiều CFA Candidates, cũng ngại nếu không có. Nếu công ty kêu lấy CFA thì cặm cụi học thôi. Khi tuyển dụng thì có Level 1 là lợi thế.
Nếu không lấy CFA mà muốn làm equity analyst thì lấy gì khác?
4. Master in Finance
MF đào sâu chuyên ngành hơn Bachelor in Finance. Trường hàn lâm thì dạy nghiên cứu nhiều, trường thực dụng như MQ thì chọn dạy các môn gần giống CFA.
Tôi vẫn thường nói Master in Finance from top school có thể thay được CFA level 3. Top cỡ nào tính là top.
Đây là quan điểm rất cá nhân: tôi đang giả định CFA là pháp lệnh nên rất ưu tiên CFA và yêu cầu cao từ các alternative, combo sau ngang được CFA level 3: [GPA 3.6 trường top 50 thế giới + GMAT 700].
So sánh rất khó, nhưng ít nhất combo đó đảm bảo một trình độ tư duy nhất định không thua khả năng tư duy của người cầm CFA level 3. Mỗi hiring manager sẽ tự tính tương đương (equivalency quantification) trong đầu theo cách riêng của họ.
[Nói ngoài lề về GMAT tí. Các bạn trên 700 và có đi dạy GMAT tỏ ra đồng tình với cách tự luyện GMAT của tôi, còn các bạn không nghiêm túc về GMAT thì chửi chia sẻ của tôi về GMAT.
When you're serious about doing something you get less serious about yourself.
5. Ngay cả Master in Finance cũng quá chung chung.
Ai cũng làm nát những quyển Bodie Kane Marcus, John Hull, Ross Westerfield. Nên chọn chuyên ngành khó nếu có chuyên ngành. Ví dụ chuyên ngành: Quant, Risk (lấy FRM), Funds Management. Học sâu rồi đi làm rộng dễ hơn học chung chung rồi vào làm sâu.Chuyên ngành rất sâu là Financial Engineering. Nhiều top MFE program đòi Bachelor in Math / Stat / Science / Engineering chứ Business không được học.
Khi những thằng cầm Bachelor in Science/Engineering cũng làm Master in Finance chuyên ngành hẹp nốt thì Bachelor in Finance + Master in Finance bị cào bằng lợi thế cạnh tranh.
6. MBA?
MBA thì đi với cái chi cũng được. Câu trả lời cửa miệng truyền thống không động não của tôi khi nói đến MBA là: xây dựng mạng lưới quan hệ & lấy cái bằng làm thủ tục. Thủ tục: qua ải những nơi đòi Master mới không loại hồ sơ, thủ tục đấu thầu dự án, thủ tục lên lon.
Nhưng có một case study cho tôi thêm dữ liệu về MBA. Unicorn duy nhất lớn lên từ Đông Nam Á xuất phát từ một bản kế hoạch kinh doanh thắng giải nhì Harvard BPC 2011. Tác giả: Anthony Tan & Tan Hooi Ling.
Giá trị của MBA là Entrepreneurship. Trong quá khứ, khởi nghiệp gần như CHỈ xoay quanh được mỗi 2 cụm "Theo đuổi ước mơ" và "Thay đổi thế giới". Làm Private Equity và xử lý vựa mơ ba trăm quả mỗi năm đủ đuổi người không kiên nhẫn ra khỏi ngành.
Nhưng mà bây giờ có KPI định lượng để cố rồi đó. Làm MBA để nuôi Unicorn, không Unicorn nổi thì Pegasus, không Pegasus nổi thì Centaur. Không trở thành Anthony Tan nuôi Unicorn thì bắt chước Elizabeth Holmes nuôi Thestral. Chuyển từ chasing rabbits sang chasing the Pink Unicorn coi vui không.
Nguồn Facebook Tai Tran
0 nhận xét: