Phân tích cơ bản crypto tuần 07/01-14/01: Hồi phục hay giảm tiếp?
- Crypto market trên đà hồi phục cùng với chứng khoán toàn cầu, nhưng chỉ là trong ngắn-trung hạn;
- Báo cáo nghề nghiệp tốt, FED bồ câu, các cuộc đàm đạo về Mỹ-Trung đẩy chứng khoán đi lên;
- Lãi suất giảm, chế độ risk-on (ưa thích rủi ro) được bật trên toàn cầu, kéo đồng Dollar xuống
Crypto và chứng khoán cùng hồi phục
Vài ngày qua chúng ta chứng kiến sự hồi phục rất mạnh của chứng khoán toàn cầu và cryptocurrency sau đợt giảm dài kinh khủng nhất trong suốt 1 thập kỷ. Như đã phân tích trong nhiều bài trước, crypto có mối tương quan thuận chiều với chứng khoán vì là kênh đầu tư có độ rủi ro cao, nhà đầu tư rất nhạy cảm với các biến động (mua vào khi tham lam, bán ra khi sợ hãi). Lịch sử cũng cho thấy sự tương quan rất mạnh này, anh em có thể tham khảo thêm bài bên dưới:
>> Bitcoin vẫn bất động khi Forex chạy loạn: Lại là câu hỏi liệu có tương quan?
Sorry anh em trong bài phân tích cơ bản mà mình lại xài phân tích kỹ thuật, nhưng theo mình đó là cách nhanh gọn lẹ nhất để đánh giá market sentiment, để thấy được đà phục hồi của chứng khoán lần này có phải là phục hồi thật không hay là chỉ trong ngắn hạn.
Xem qua biểu đồ Nasdaq, S&P 500 và Dow Jones:
Nasdaq H4:
Cú phá vỡ khỏi mô hình đảo chiều #vai đầu vai đã đưa Nasdaq rớt thẳng một mạch xuống tận vùng 76, cú rớt này cũng đủ để ghi danh vào lịch sử chứng khoán Mỹ rồi. Thật không may là đoạn hồi lên của giá hiện tại lại vẽ nên 1 #cờ giảm - Bear Flag, mô hình tiếp diễn xu hướng giảm rất mạnh. Volume cho thấy sự kiểm soát hoàn toàn của Gấu: các đoạn hồi tăng có volume rất bé, trong khi đoạn giảm giá thì volume tăng vọt. Cú rớt khỏi bear flag có thể đưa Nasdaq xuống quanh 71-72.S&P 500 H4:
Vẫn là #bear flag, mô hỉnh tiếp diễn giảm quen thuộc. Target là 2200, có thể short khi giá phá cạnh dưới của cờ.Dow Jones Industrial Average H4:
Dow Jones thể hiện giai đoạn phân phối - distribution rất rõ khi nó hình thành mô hình tiếp diễn giảm huyền thoại Right-Angled Triangle - Tam giác góc phải, trong lý thuyết mô hình giá hiện đại thì cái này gọi là Tam giác giảm (Descending Triangle). Đây là mô hình thể hiện sự giảm giá rất mạnh. Giai đoạn Distribution (phân phối) là giai đoạn thứ 3 trong chu kỳ của các tài sản tài chính theo lý thuyết của Wyckoff, gồm 4 giai đoạn: Tích luỹ (Accumulation) —> Tăng mạnh (Mark up) —> Phân phối (Distribution) —> Giảm mạnh (Mark down)>> Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle) và vận mệnh của Bitcoin
>> Phân tích Bitcoin theo quy luật Wyckoff: 6k mới chỉ là bắt đầu!
Vẫn là #bear flag, target quanh 21250.
Tóm lại, đà tăng của chứng khoán Mỹ hiện tại chỉ là đoạn hồi lại sau khi đã giảm quá nhiều, đó là hiện tượng bình thường của bất kỳ thị trường tài chính nào. Sắp tới khả năng cao là chứng khoán Mỹ sẽ giảm tiếp và tiếp tục tạo các đáy mới, và khi chứng khoán giảm thì rất có thể cũng kéo crypto đi Theo. Anh em cần phải cẩn thận với đà tăng lần này.
Các yếu tố cơ bản đẩy thị trường đi lên
Chứng khoán được đẩy mạnh bởi nhiều nhân tố, bao gồm các dấu hiệu rằng nền kinh tế Mỹ vẫn còn mạnh mẽ qua báo cáo phi nông nghiệp nonfarm payroll thứ sáu tuần rồi, sự chú ý từ FED khi FED có khả năng chậm tăng lãi suất, và các tiến triển trong cuộc chiến thương mại. Các nhân tố tích cực này khiến nhà đầu tư bật chế độ ưa thích rủi ro: risk-on sentiment.
Chứng khoán hồi phục mạnh vào hôm thứ sáu khi bản báo cáo nonfarm payroll phát hành, cho thấy 312,000 nghề nghiệp mới được thêm vào tháng 12 cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn còn tốt. Con số này tốt hơn kỳ vọng tới 90%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhưng bởi vì nhiều người làm việc gia nhập trở lại nguồn nhân lực theo số 312,000 nghề mới được thêm, nên trong trường hợp này là tích cực.
Trong khi đó các phát biểu từ FED có thể gây tác động trong dài hạn hơn. Để bình ổn thị trường, ông Powell chủ tịch FED nói rằng ngân hàng trung ương sẽ “kiên nhẫn” hơn, nhấn mạnh rằng “chưa có kế hoạch nào có sẵn” để tăng lãi suất cao hơn hay điều chỉnh bản cân đối tài sản trong tương lai. FED không quá hăng hái tăng lãi suất thì nhà đầu tư sẽ có động lực đầu tư rủi ro hơn để có lợi suất cao, mặt khác các doanh nghiệp khi được hưởng lãi suất thấp sẽ dễ dàng đi vay để phát triển kinh doanh, tạo công ăn việc làm, người dân tạo ra nhiều của cải thì sẽ đẩy dòng tiền vào các kênh đầu tư, từ đó đẩy thị trường chứng khoán đi lên.
Chủ tịch FED có vẻ như đang muốn thăm dò thị trường, cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn còn rất ổn, và tự tin rằng sẽ còn tăng trưởng hơn trong tương lai. Ông Powello đổ tội cú rơi của chứng khoán vừa qua cho dòng tiền thông minh, cho rằng nó đã phản ứng quá mạnh khiến nhà đầu tư hoảng sợ, với giọng điệu bồ câu.
Ông Powell
Nhân tố thứ ba là tin Mỹ sẽ bay đến Trung Quốc để đàm đạo chuyện chiến tranh thương mại, sau khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng ý ngưng đánh thuế trong 90 ngày. Đây cũng là 1 nhân tố quan trọng khiến nhà đầu tư bật chế độ ưa thích rủi ro.
Mình muốn nhấn mạnh là đà hồi phục gần đây của chứng khoán và crypto chỉ là 1 giai đoạn bình thường của 1 market đã giảm quá nhiều, cần phải hồi lên trong trung-ngắn hạn. Nên anh em đừng kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ tốt mãi, và luôn cẩn trọng các cú rớt sắp tới. Ý kiến của anh em thế nào, thôi thì vui được ngày nào hay ngày ấy vậy.
Tham khảo investing
SHARE THIS
0 nhận xét: