S&P 500 đo lường giá trị cổ phiếu của 500 tập đoàn lớn nhất theo vốn hóa thị trường được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc Nasdaq Composite. Standard & Poor’s cung cấp một cái nhìn nhanh chóng về giá cả thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Thật vây, chỉ số S&P 500 là thước đo phổ biến nhất được sử dụng bởi các phương tiện truyền thông và các chuyên gia tài chính, trong khi các phương tiện truyền thông chính thống nói chung lại thích chơi thân với chỉ số Dow Jones.
Chỉ số S&P 500 là chỉ số có tỷ trọng vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi. Nó được tính toán bằng cách lấy tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của tất cả các cổ phiếu S&P 500 và sau đó chia nó với một ước số, đó là một con số độc quyền được phát triển bởi Standard & Poors. Nghe đâu thiên hạ đồn đại con số đó hiện ở mức 8.4 tỷ.
Chỉ số này được điều chỉnh thả nổi và liên tục được tính toán lại dựa trên việc giao dịch cổ phiếu. Còn Ước số được điều chỉnh khi có sự phân chia cổ phiếu, cổ tức đặc biệt với mục đích để đảm bảo các yếu tố phi kinh tế này không ảnh hưởng đến chỉ số.
Chỉ số được tính như sau:
Chỉ số S & P 500 = Tổng vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu / Ước số (Divisor)
Nhược điểm của S&P 500
Dựa vào kết quả của cách tính toán trên, chúng ta có thể thấy chỉ số sẽ bị phụ thuộc vào các công ty có vốn hóa lớn.
Ví dụ, vào ngày 17 tháng 12 năm 2018, thành phần có tỷ trọng lớn nhất là Microsoft với giá trị 802 tỷ đô la. So với Adobe có vốn hóa thị trường 110 tỷ đô la. Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các công ty trong chỉ số là 23,3 nghìn tỷ đô la.
Tỷ trọng của từng thành phần riêng lẻ được xác định bằng cách chia vốn hóa thị trường của thành phần riêng lẻ cho 23,3 nghìn tỷ đô la. Như vậy, Tỷ trọng của Microsoft được xác định bằng cách lấy vốn hóa thị trường của nó và chia cho tổng vốn hóa thị trường.
Công thức để xác định tỷ trọng này như sau:
Tỷ trọng = Vốn hóa thị trường của thành phần riêng lẻ / Tổng vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu
Sử dụng ví dụ tương tự như Microsoft có tỷ trọng 3,4%, trong khi một công ty nhỏ hơn như Adobe có tỷ lệ 0,5%. Điều này dẫn đến các cổ phiếu vốn hóa lớn có tác động nhiều hơn đến chỉ số. Đôi khi, cấu trúc chỉ số này có thể che dấu điểm mạnh hoặc điểm yếu trong các công ty nhỏ hơn nếu các công ty có vốn hóa lớn hơn đang phân chia. Nói cách khác, cấu trúc chỉ số này thể hiện rõ về nền kinh tế tổng thể hơn các chỉ số được xác định bằng cách chia đều cổ phần hoặc chỉ số dựa vào trọng số giá.
Điểm Mạnh của S&P 500
S&P 500 được coi là một đại diện tiêu biểu cho nền kinh tế do có khoảng 500 công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực của Hoa Kỳ và trên tất cả các ngành công nghiệp. Ngược lại, Dow Jones (DJIA) chỉ bao gồm 30 công ty, do đó sẽ có sự phản ánh hẹp hơn. Thêm vào đó, DJIA là một chỉ số dựa vào trọng số về giá, vì vậy các thành phần có tỷ trọng lớn nhất được xác định bởi giá cổ phiếu của nó chứ không phải sử dụng biện pháp xác định cơ bản.
S&P 500 là một đại diện lớn và có nhiều thành phần hơn, bao gồm mọi ngành công nghiệp. Trong khi, DJIA lại bị hạn chế hơn, sự chuyển động của một cổ phiếu trong DJIA có thể có tác động lớn hơn so với S&P 500. Cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong S&P 500 là Microsoft với tỷ trọng 3,4%, nhưng tỷ trọng lớn nhất của DIJA là Boeing ở mức 9%. Sự chuyển động của một vài công ty có thể có tác động sâu sắc đến DIJA.
Lời kết
Việc hiểu thêm về cách tính, điểm mạnh cũng như điểm yếu của một chỉ số chứng khoán hay bất kì một danh mục đầu tư nào đều giúp ích cho việc phân tích của anh em hết. Bài viết này hy vọng cung cấp thêm cho cho mọi người được chút kiến thức để chém gió với bạn bè. Đừng quên like bài ủng hộ em nhé!
Happy Day
#tags #cafeforex #danhtung.net #traderviet
0 nhận xét: